Tại sao chúng ta cần vitamin? các loại vitamin

Vitamin
Ảnh: Healthline

chatluongthucpham – Vitamin thực sự là các chất rất cần thiết trong cơ thể dù với hàm lượng rất nhỏ, nhưng điều gì khiến chúng ta lo lắng khi sử dụng nó, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Danh mục về vitamin

Văn hóa người nước ngoài sử dụng vitamin như thế nào?
Quy định của cơ quan y tế về vitamin
vitamin dành cho mẹ bầu
Vitamin dành cho người kiêng
Vitamin cần cho nam giới
Khi nào thì cần bổ sung vitamin
Các loại sản phẩm về vitamin
100 thương hiệu vitamin nổi tiếng
Vitamin C 400
10 loại vitamin tốt nhất nên mua
An toàn khi sử dụng vitamin
Các biểu hiệu chứng tỏ bạn đang cần dung nạp vitamin
Các loại thực phẩm đa dưỡng chất, chứa nhiều vitamin cần biết

2. Vitamin là gì?

Vitamin là các hợp chất phân tử hữu cơ đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống. Vì chúng dù chỉ có phân tử lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong chuỗi trao đổi chất và chức năng sống.

PHẦN LỚN chúng ta không thể tự tổng hợp được vitamin mà phải cung cấp vitamin qua thực phẩm. Tuy nhiên vitamin có thể bị phá vỡ bởi nhiều nguồn khác nhau, bao gồm nhiệt, không khí và ánh sáng. Vì thế chúng ta gần như không thể tổng hợp đầy đủ được dưỡng chất này hoàn toàn thông qua chế độ ăn uống.

Cả vitamin, axit béo và khoáng chất đều được coi là vi chất dinh dưỡng và chúng thường được nhóm lại với nhau. Nhưng sự thật là các hợp chất này khá khác nhau. Vitamin là hợp chất hữu cơ trong khi khoáng chất là hợp chất vô cơ. [2]

3. Các loại vitamin

Ở người có 13 loại vitamin, được chia làm 2 nhóm: vitamin tan trong  nước và vitamin tan trong chất béo.

Sự khác biệt chính giữa vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo là cách chúng hấp thụ và hoạt động trong cơ thể.

1. Vitamin tan trong nước: gồm các vitamin nhóm B và C.

– Phần lớn các vitamin trong nhóm này là thành phần cấu tạo của coenzyme ( coenzyme với protein tạo nên enzyme-chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong hầu hết các phản ứng của cơ thể) có vai trò tạo ra năng lượng.

– Một sự thật là khá khó để lưu trữ vitamin loại này trong cơ thể vì tính tan trong nước của nó, nên chúng rất dễ bị đào thải ra khỏi cơ thể, đến mức mà lượng nước tiểu là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về mức tiêu thụ. [3]

2. Vitamin tan trong chất béo: gồm các vitamin nhóm A, D, E, K.

– Các vitamin tan trong chất béo được hấp thụ qua đường ruột với sự trợ giúp của lipid (chất béo). Vitamin A và D có thể tích lũy trong gan hoặc mô mỡ, có thể dẫn đến thừa vitamin,  ngược lại thiếu vitamin tan trong chất béo do kém hấp thu.

– Đa số các vitamin thuộc nhóm hòa tan trong chất béo tham gia vào các quá trình tạo hình của vi sinh vật.

Các vitamin tan trong béo có trong các nguồn thực phẩm giàu chất béo như lòng đỏ trứng, gan, thịt bò, cá béo và các sản phẩm từ sữa.

Các vitamin rất khác nhau về bản chất hóa học, lý hóa.

Cùng tìm hiểu 1 số vitamin rất thiết yếu đối với cơ thể về đặc điểm, tính chất, vai trò, nguồn cung cấpnhu cầu mỗi ngày.

CÁC VITAMIN TAN TRONG DẦU:

Vitamin A (retinol, carotenoid…)


Trong tự nhiên vitamin A chủ yếu tồn tại ở dạng tiền vitamin A hay còn gọi là caroten ở thực vật (provitamin A). Khi chúng được đưa vào trong cơ thể, caroten sẽ chuyển thành vitamin A: retinol (vitamin A1) hoặc vitamin A2 nhờ các enzyme đặc hiệu.

1. Tính chất

vitamin A
Cấu tạo vitamin A

Trong phân tử của vitamin A chứa nhiều liên kết đôi, do đó chúng dễ tham gia vào các phản ứng oxy hóa khử. Đặc biệt là bị khử nếu có mặt của O2. Tuy nhiên chúng lại tương đối bền trong môi trường axit và kiềm kể cả khi có nhiệt nhẹ.

2. Vai trò

Chất dinh dưỡng quan trọng này giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch bình thường và cũng đóng vai trò hỗ trợ thị lực bình thường.

vai tro cua vitamin A

3. Nguồn vitamin A

Vitamin A ở dạng hoạt động (retinol, A2) có nghĩa là nó đã sẵn sàng cho cơ thể sử dụng và dung nạp. Nguồn thực phẩm bao gồm các sản phẩm ĐỘNG VẬT như lòng đỏ trứng, sữa, mỡ bò và gan cá.

Provitamin A (alpha & beta – caroten) thường được tìm thấy trong THỰC VẬT và cần phải trải qua quá trình chuyển đổi để cơ thể mới sử dụng nó. Beta-carotene được tìm thấy trong các loại rau như cà rốt, khoai lang, dưa đỏ và rau xanh. Sau khi bạn tiêu thụ nó, beta-carotene cuối cùng được chuyển thành retinol trong ruột non.

4. Nhu cầu về vitamin A

Vì vitamin A là tan trong béo, được lữu trữ trong cơ thể ở gan và mô mỡ, lại tương đối ổn định với nhiệt. Vì thế chúng ta có khả năng nhận đủ vitamin A thông qua các loại thực phẩm, đặc biệt là nếu bạn đang nạp đầy thực phẩm chứa vitamin A mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Đàn ông và phụ nữ có nhu cầu vitamin A hơi khác nhau. Vitamin A cho nam giới là 900 microgam, đối với phụ nữ, nó 700 microgam. Tương đương với 3 – 5 quả trứng là đảm bảo đủ vitamin A cho mỗi ngày.

Vitamin D (calciferols)

Vitamin D có tên tiếng anh là calciferols. Chúng có nhiều loại, nhưng vitamin D2 (esgocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol) là 2 loại quan trọng nhất. Chúng được esgosterol và cholesterol chuyển hóa thành khi có tác động của tia sóng ngắn (tử ngoại).

1. Tính chất

vitamin D
Cấu tạo vitamin D

Vitamin D không tan trong nước mà tan trong các dung môi hữu cơ, chúng là những tinh thể màu trắng, cực bền với nhiệt (ngay cả khi đun sôi trong vòng 20 phút).

Chúng chứa các liên kết đôi nên dễ bị khử bởi các axit vô cơ và chất oxi hóa.

Cơ thể có thể chuyển hóa cả vitamin D2 và vitamin D3.

2. Vai trò

Vitamin D đóng vai trò trong một loạt các chức năng trong cơ thể, bao gồm HẤP THỤ CANXI, hỗ trợ sức khỏe xương và chức năng miễn dịch. [2]

vai tro cua vitamin D

3. Nguồn vitamin D

Vitamin D2 được tìm thấy trong tự nhiên ở một số nguồn thực vật như nấm, đặc biệt, nấm men bia khô sau khi chiếu tia tử ngoại chứa một lượng vitamin D rất cao.

Trong khi vitamin D3 được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật (lòng đỏ trứng, gan bò, mỡ cá, sữa) và cũng là dạng vitamin D mà làn da tạo ra khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

4. Nhu cầu vitamin D

Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng người trưởng thành có thể hưởng lợi từ 1.500 đến 2.000 IU (50 microgam) vitamin D mỗi ngày. [2]

Mặc dù nhận đủ Vitamin D3 từ ánh sáng mặt trời không phải là nguồn đáng tin. Có quá nhiều yếu tố cản trở tiếp xúc nhất quán.

– Khí hậu: nghiên cứu cho thấy rằng những người sống gần xích đạo có khả năng tổng hợp vitamin D tốt hơn từ ánh sáng mặt trời do được chiếu sáng trong suốt cả năm.

– Sử dụng SPF mặc dù là một điều tốt nhưng SPF lọc các tia UVB giúp tổng hợp vitamin D.

–  Những người có làn da sẫm màu (có nhiều melanin trong da) có thể khó tổng hợp D hơn, vì melanin hoạt động như một lớp bảo vệ bổ sung cho các tia mặt trời.

Hầu hết mọi người không dành đủ thời gian dưới ánh mặt trời để có đủ lượng vitamin D, và trong khi có những nguồn thực phẩm tự nhiên được bổ sung hoặc chứa vitamin D (bao gồm lòng đỏ trứng và cá béo, như cá hồi, cá thu hoặc cá mòi) thì phần lớn mọi người không có đủ những thực phẩm đó trong chế độ ăn uống để đáp ứng yêu cầu hàng ngày.

Đó là lý do tại sao có đến 75% người Mỹ không nhận đủ vitamin D từ chế độ ăn uống và ánh sáng mặt trời. [2]

Vitamin K (quinone)

Vitamin K hay còn gọi là quinone, bao gồm: K1, K2, K3.

1. Tính chất

Vitamin K
Cấu tạo vitamin K

Vitamin K1 dạng lỏng, dầu. Ở 20 độ C nó bắt đầu kết tinh. Vitamin K2, K3 thì lại ở dạng tinh thể có màu vàng.

vai tro cua vitamin K

2. Vai trò

Vitamin K, nhiều dạng phức tạp cung cấp vô số chức năng cho mọi thứ từ máu, đến não, đến xương của bạn.

3. Nguồn vitamin K

nguon vitamin k

4. Nhu cầu vitamin K

Mức chuẩn tiêu thụ hàng ngày tại Mỹ (nam/nữ, 19 –70 tuổi): 110 µg/120 µg. [3]

Vitamin E (tocopherol)

Vitamin E hay còn gọi là tocopherol, là một trong những loại vitamin phổ biến, có thể chiết xuất được với nhiều ứng dụng quan trọng nhất. Trong đó phải kể đến là khả năng chống oxy hóa với vai trò như là chất bảo quản. Vitamin E có 3 loại: alpha, beta, và gamma- tocopherol.

1. Tính chất

vitamin E
Cấu tạo vitamin E
tinh chat cua vitamin E

2. Vai trò

Vitamin E là một chất bảo vệ tự nhiên mà cơ thể bạn cần. Nó ngăn chặn sự hình thành của một thứ gọi gốc tự do (ROS), các chất gây tổn hại DNA được hình thành tự nhiên trong cơ thể khi chất béo bị oxy hóa. Sự hình thành gốc tự do là một phần tự nhiên của con người.

Tuy nhiên, ROS có thể có vấn đề vượt quá, dẫn đến một loại tổn thương tế bào được gọi là stress oxy hóa. Vitamin E và các chất chống oxy hóa khác như vitamin C giúp chống lại tác hại của ROS. Nói tóm lại, E tốt cho DNA và tế bào.

vai tro cua vitamin E

3. Nguồn vitamin E

Vitamin E trong tự nhiên tồn tại ở cả động vật và thực vật như mầm lúa, các loại hạt, các loại rau, trong mỡ bò, cá..

4. Nhu cầu vitamin E

-Nhu cầu vitamin E đối với cơ thể không lớn lắm, mặt khác, trong cơ thể luôn có một lượng dự trữ, đủ để đảm bảo được nhu cầu trong một thời gian một vài tháng, vì vậy trong cơ thể ít xảy ra hiện tượng thiếu vitamin E.

Bạn có thể bị thiếu E nếu bạn không ăn nhiều loại thực phẩm cung cấp vitamin này, nhưng nguy cơ bị bệnh nặng là khá thấp.

Nhu cầu bình thường mỗi ngày là 14 – 20 mg alpha-tocopherol (a-TO).

Dịch tụy và mật có vai trò quan trọng đối với khả năng hấp thụ vitamin E, do đó nếu bị các bệnh về đường tiêu hóa thì dễ có thể thiếu vitamin E, mặt khác nếu thừa vitamin E cũng không tốt cho cơ thể.

CÁC VITAMIN TAN TRONG NƯỚC:

Vitamin B1 (Tiamin)

Vitamin B1 rất phổ biến trong tự nhiên, phần lớn nó tồn tại độc lập ở dạng muối tiaminclorit.

1. Tính chất

Vitamin B1
Cấu tạo vitamin B1

Vitamin B1 tồn tại ở dạng tinh thể, và đơn nhiên rồi, chúng tan tốt trong nước, khá bền nhiệt.

2. Vai trò

vai tro cua vitamin B1

3. Nguồn vitamin B1

Gạo, nấm men, mầm lúa mì, cám gạo…đây là những nguồn khá giàu vitamin B1. Phần lớn từ các nguồn thực phẩm giàu tinh bột. Trong quá trình lưu trữ, tùy vào vật liệu chứa đựng (nên đựng ở bao không thấm nước) mà vitamin B1 sẽ có sự hao hụt.

4. Nhu cầu vitamin B1

Phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, thể trạng của mỗi người. Trung bình là từ 1.5 đến 3 miligam/ngày cho người trưởng thành.

Vitamin B2 (riboflavin)

Vitamin B2 tồn tại ở 2 dạng: dạng oxy hóa có màu vàng và dạng khử thì không màu.

1. Tính chất

vitamin b2
Cấu tạo vitamin B2

Năm 1933 nhà khoa học Kohn phân tách ra từ sữa. Nó là tinh thể vàng, ngoài hòa tan tốt trong nước chúng còn tan tốt trong rượu.

So sánh về mặt nhạy cảm với nhiệt độ thì B2 bền hơn B1.

2. Vai trò

vai tro cua vitamin B2

3. Nguồn vitamin B2

Tương tự như vitamin B1, Vitamin B2 cũng có trong các loại rau, nấm men, cám, gạo… Ngoài ra nó còn có trong thịt, trứng, sữa.

Ngược lại so với vitamin B1, phần lớn vitamin B2 có xu hướng tăng lên trong khi lưu trữ.

4. Nhu cầu vitamin B2

Người bình thường cần khoảng từ 2 đến 2.5 miligam/ngày.

Vitamin B6 (piridoxin)

Tinh thể Pirodoxamin (hình thoi trắng) , piridoxal (vảy trắng), piridoxin (không màu) là ba dạng của vitamin B6. Nó được tách thành công ở dạng nguyên chất từ nấm men vào năm 1938.

1. Tính chất

Vitamin B6
Cấu tạo vitamin B6

Vitamin B6 tan tốt trong rượu và nước. Chúng chỉ tham gia phản ứng và chuyển đổi khi có mặt của các chất bị khử. Dưới ánh sáng của mặt trời chúng không bền dù là trong môi trường trung tính hay kiềm, hoặc axit.

2. Vai trò

vai tro cua vitamin B6

3. Nguồn vitamin B6

Nhóm B hầu hết có ở nhóm tinh bột như đậu, ngô, lúa mì. ngoài ra vitamin B6 còn có nhiều ở nấm men, thịt bò, trứng sữa, cá…Tuy nhiên trong quá trình chế biến hoặc lưu trữ thì vitamin B6 dễ bị hao hụt.

4. Nhu cầu vitamin B6

1 người trưởng thành cần khoảng 2 miligam vitamin B6 một ngày.

Vitamin B7 (Biotin)

Vitamin B7 hay vẫn còn gọi là biotin.

1. Tính chất

vitamin B7
Cấu tạo vitamin B7

Giống như tất cả các vitamin B, biotin là một vitamin tan trong nước. Điều đó có nghĩa là cơ thể vượt qua bất kỳ sự dư thừa thông qua việc đi tiểu, thay vì lưu trữ nó để sử dụng sau này.

2. Vai trò

Biotin là một loại vitamin cần thiết cho nhiều chức năng cơ thể quan trọng bao gồm tổng hợp protein và biểu hiện gen.

Biotin rất cần thiết để điều chỉnh biểu hiện gen, mà cơ thể làm rất nhiều trong thời kỳ MANG THAI vì nó nhanh chóng tạo ra rất nhiều tế bào mới cho cả cơ thể và sự phát triển của bé.

3. Nguồn vitamin B7

Biotin trong một loạt các loại thực phẩm bao gồm gan bò, trứng, bơ và men là những nguồn đặc biệt phong phú, nhưng cũng tìm thấy biotin trong cá hồi, khoai lang, hạnh nhân, hạt hướng dương, súp lơ và bơ. Nó cũng được tạo ra một cách tự nhiên bên trong ruột bởi những vi khuẩn tốt.

4. Nhu cầu vitamin B7

Lượng hấp thụ (hoặc AI) đầy đủ cho biotin cho cả nam và nữ từ 19 tuổi trở lên là 30  microgam (mcg), nếu bạn thường nhắm đến một chế độ ăn cân bằng, đa dạng của thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất có thể nhu cầu biotin của bạn được đáp ứng.

Hầu hết chúng ta đều nhận đủ biotin thông qua chế độ ăn kiêng, nên việc bổ sung thường là không cần thiết trừ khi bạn có thai. Bởi vì phụ nữ sử dụng nhiều biotin trong khi mang thai để hỗ trợ tất cả các biểu hiện gen xảy ra bên trong cơ thể của họ.

Vitamin B9 (Folat)

Vitamin B9 hay còn gọi với cái tên phổ biến hơn là folat. Axit folic là dạng tổng hợp của folate ở dạng bổ sung.

1. Tính chất

Vitamin B9
Cấu tạo vitamin B9

Vitamin B9-chất dinh dưỡng trong thực phẩm (folat ở dạng tự nhiên) có thể bị phá vỡ nếu những thực phẩm đó được cắt nhỏ hoặc nấu chín.

Trong khi đó ở dạng tổng hợp của vitamin B9 là axit folic có tính ổn định cao và tốt hơn trong việc xâm nhập vào tế bào ruột của bạn so với folate tự nhiên. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, axit folic thực sự vẫn khó hấp thụ hơn, điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn bổ sung, có thể khó có được lợi ích đầy đủ.

2. Vai trò

Folat là một chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ sự phát triển ống thần kinh trong thai kỳ. Và ngoài việc hỗ trợ em bé của bạn, nó cũng rất quan trọng đối với bạn.

Nó có liên quan đến biểu hiện gen, giúp làm cho các chất dẫn truyền thần kinh trong não liên quan đến việc điều chỉnh tâm trạng và hỗ trợ sự hình thành tế bào hồng cầu. Đó chính xác là những gì cần để mang lại một thai kỳ khỏe mạnh.

3. Nguồn vitamin B9

Nguồn thực phẩm chứa nhiều folat bao gồm rau xanh, trái cây và các loại đậu như đậu thận và đậu lăng và gan.

4. Nhu cầu vitamin B9

Đó là lý do tại sao bổ sung là một ý tưởng tốt. vì nó có tính ổn định cao và tốt hơn trong việc xâm nhập vào tế bào ruột của bạn so với folate tự nhiên. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, axit folic thực sự vẫn khó hấp thụ hơn, điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn bổ sung, có thể khó có được lợi ích đầy đủ hơn

Vitamin B12 (cobalamin)

Megi và Minol là 2 nhà khoa học đã tìm ra được một hợp chất từ gan có thể trị được bệnh thiếu máu ác tính. Nhưng mãi về sau này thì hợp chất đó mới được tách và thu ở dạng tinh thể và lấy tên là vitamin cobalamin (B12).

1. Tính chất

Vitamin B12
Vitamin B12 có cấu tạo phức tạp

Vitamin B12 tồn tại dưới dạng muối trung tính hoặc axit yếu thì gọi là cobalamin vì trong phân tử có chứa coban nguyên tố. Chúng là những tinh thể tan trong nước, cồn, có màu đỏ, không có mùi vị.

2. Vai trò

Một trong những chức năng chính của Vitamin B12 là tạo DNA cho sự phát triển tế bào mới.

Từ các tế bào máu đến các dây thần kinh đến chính DNA của chúng ta, Vitamin B12 là một loại vitamin quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Trên thực tế, nó rất quan trọng đến nỗi dạ dày của chúng ta đã phát triển các thụ thể đặc biệt cho nó. Nhưng có rất nhiều nhầm lẫn về chất dinh dưỡng quan trọng này. Ví dụ, thiếu B12 là không rõ ràng, và một số triệu chứng của nó là không thể đảo ngược (ví dụ tổn thương thần kinh).

Kết hợp với ít năng lượng và sức chịu đựng thể chất, bạn có thể thấy tại sao việc bỏ qua vitamin này có thể thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

3. Nguồn vitamin B12

Trứng, gan, thịt.. chứa một lượng lớn vitamin B12. Tuy nhiên Đây là vitamin thuộc nhóm B không có nhiều ở thực vật.

Thực vật chứa rất ít vitamin B12, trong khi đó nó có nhiều ở động vật như gan, thịt, trứng..

Tảo biển Nori và dulse là nguồn B12 khả thi duy nhất cho những người ăn chay nghiêm ngặt, và bạn cần ăn nhiều. Các loại tảo khác (như tảo xoắn spirulina), rong biển và một số loại nấm có giả B12 vì không hoạt động trong cơ thể con người.

4. Nhu cầu vitamin B12

Nếu bạn là người thuần chay, các nghiên cứu đã xác nhận rằng bạn có khả năng bị thiếu B12.

Người lớn tuổi, bất cứ ai có ít axit dạ dày (bao gồm cả uống thuốc OTC chặn axit dạ dày) và bất cứ ai mắc bệnh đường tiêu hóa điều kiện cản trở sự hấp thụ vitamin này.

B12 đã được chứng minh là an toàn ngay cả với liều tiêm lớn hoặc megadoses đường uống. Nếu bạn ăn B12 dư thừa, cơ thể bạn sẽ không hấp thụ nó – cơ thể bạn sẽ thoát khỏi nó.

Vitamin C (axit ascorbic)

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với vitamin C vì nó không dễ thiếu nhưng thiếu thì lại không được. Vitamin C tồn tại ở nhiều đồng phân trong đó có những đồng phân không có hoạt tính. Đồng phân dạng L là chủ yếu.

1. Tính chất

Vitamin C
Cấu tạo vitamin C

Vitamin C kết tinh có màu trắng. Cơ thể chúng ta không sản xuất hoặc lưu trữ vitamin C.

Trong phân tử vitamin C, có nhóm dienol, chúng đại diện cho tính khử mạnh của vitamin C. Các chất màu và nitrat bạc đều có thể bị khử.

2. Vai trò

Vitamin C giúp cơ thể chúng ta xây dựng collagen, mô cơ và mạch máu, và nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có nghĩa là nó giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào trong cơ thể và hỗ trợ miễn dịch.

Dựa vào tính chất chống oxy hóa của axit ascorbic, người ta thường thêm nó vào dịch quả để ngăm chặn quá trình sẫm màu.

Khi bị thiếu vitamin C, răng, lợi, lỗ chân lông hay nội quan có dấu hiệu chảy máu.

3. Nguồn vitamin B6

Một số nguồn vitamin C là họ trái cây có múi như bưởi, cam, chanh, ngoài ra còn có trong rau cải hoặc trứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong quả ớt chứa nhiều vitamin C nhất. Trong thịt thì hoàn toàn không có loại vitamin tan trong nước này.

4. Nhu cầu vitamin C

Viện Y tế Hoa Kì khuyến cáo rằng phụ nữ trưởng thành nên nhắm tới 75 mg vitamin C mỗi ngày (tương đương với 1 quả cam hoặc 1 chén bông cải xanh).

Hầu hết chúng ta tiêu thụ nhiều vitamin C theo một cách lý tưởng: thông qua thực phẩm chúng ta ăn. Đó là lý do tại sao việc bổ sung nó qua vitamin tổng hợp có thể không cần thiết và trong một số trường hợp, hoàn toàn không có ích.

Mặc dù vitamin C thực sự là khối xây dựng quan trọng đối với sức khỏe, nhưng việc lạm dụng  nó có thể gây rối loạn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác (chẳng hạn vitamin B12). Các chuyên gia khuyên bạn nên giữ giới hạn hàng ngày dưới 2000 mg, sự thật là bạn không thể đạt con số này thông qua thực phẩm cung cấp. Nó là sự cảnh báo ở dạng bổ sung.

4. Tại sao chúng ta cần bổ sung vitamin?

Nếu bạn đang tự hỏi liệu bạn có thực sự cần uống vitamin hàng ngày hay không, thì điều chính cần biết là: Cho dù bạn ăn uống lành mạnh hay ăn kiêng như thế nào, cơ thể bạn sẽ khó có thể có được tất cả chất dinh dưỡng từ thực phẩm.

Theo nhóm khoa học của ritual (một chương trình bảo hiểm dinh dưỡng vitamin ở Mỹ) 4 yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng ở phụ nữ:

#1: Chế độ ăn kiêng

Hầu hết phụ nữ ở độ tuổi trung bình 19-50 trung bình không nhận được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Có khoảng 65% phụ nữ cũng thiếu Vitamin K, một nhóm khá lớn sẽ bị bỏ lỡ nếu chúng ta chỉ ăn uống một cách trung bình.

#2: Lối sống & chế độ ăn uống cụ thể

Các nghiên cứu khác của nhóm khoa học này cho thấy các chất dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin B12, Vitamin D và sắt có hàm lượng thấp khi ăn chay.Trong và sau khi mang thai, một số chất dinh dưỡng như folate và choline, trở thành siêu quan trọng, nhưng phụ nữ khó có thể uống đủ mà không cần uống vitamin.

#3: Khả năng hấp thụ

Di truyền học ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn xử lý các chất dinh dưỡng nhất định. Dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng vì các biến thể di truyền có thể làm cho một số dạng dinh dưỡng nhất định khó sử dụng đối với một số người trong chúng ta.

Ví dụ là một biến thể của gen MTHFR, mà gần 40% phụ nữ có. Biến thể di truyền này làm cho cơ thể khó sử dụng một số dạng folate nhất định.

#4: Lượng tiêu thụ so với hiệu quả

Mặc dù chế độ ăn uống của bạn về mặt kỹ thuật có thể đáp ứng lượng tiêu thụ hàng ngày đối với một số chất dinh dưỡng, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những chất dinh dưỡng đó thực sự hoạt động trong cơ thể.

Ví dụ: canxi, hầu hết chúng ta đều có đủ chất này thông qua thực phẩm, nhưng để cung cấp đầy đủ cho xương và mô, chúng ta cũng cần có đủ lượng Vitamin D và Vitamin K tựa hai chất dinh dưỡng thiết yếu mà hầu hết phụ nữ không có đủ từ thực phẩm. Nếu không uống vitamin để đảm bảo bạn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho sự giúp đỡ này, thì canxi khó có thể được cơ thể hấp thu hiệu quả.

Tác giả: Tao Pro
Nguồn tham khảo:
[1] Sách Hóa Học Thực Phẩm – PGS.TS Đặng Minh Nhật
[2] Ritual. Com
[3] vi.wikipedia.org/wiki/Vitamin

Chia sẻ điều này:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*