Lactose là gì? Những triệu chứng liên quan đến lactose

lactose la chat gi

Nếu bạn đang làm mẹ và cho con bú, chắc hẳn bạn đã nghe đến “lactose”. Vậy lactose là gì? Lactose trong sữa là chất gì? Nó đóng vai trò như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Lactose là gì?

Lactose là loại đường có trong sữa người và động vật có vú hay còn gọi là đường sữa. Nó khác với đường mía như chúng ta đã biết cũng như là các loại đường có trong các loại trái cây khác.

Cụ thể hơn lactose là một loại đường đôi (disacharit). Nó xuất hiện trong tất cả các loại sữa (sữa bò, sữa dê, sữa mẹ…) và chế phẩm từ sữa. Trong đó, sữa mẹ có khoảng 7 % là lactose, tỷ lệ lactose ổn định trong cả sữa đầu và sữa sau của mẹ; sữa bò khoảng 4.2 – 5.2 % (theo Ganzle, 2008).

Cũng giống như các loại carbonhydrat đơn giản khác (monosacharit và disacharit), lactose dễ tan trong nước và có vị ngọt. Tuy nhiên độ tan của lactose chỉ tan 1 phần trong 6 phần nước và cũng kém ngọt hơn nhiều so với glucose, sacharose (đường mía).

Công thức cấu tạo của Lactose

Công thức phân tử của lactose là: C12H22O11

Lactose được cấu tạo từ 1 phân tử galactose và 1 phân tử glucose, kết hợp với nhau nhờ nhóm –OH glucozit của galactose và –OH rượu ở carbon thứ 4 của glucose nên nó có tính khử.

cong thuc cau tao lactose

Lactose bị phân hủy trong môi trường acid có nhiệt hoặc bởi enzyme lactase tạo thành các phân từ đường đơn galactose và glucose.

Vai trò của Lactose đối với sức khỏe

Theo nghiên cứu, lactose là chất rất quan trọng. Bởi vì nó cung cấp tới 40 % năng lượng, giúp hấp thụ sắt và canxi.

Đối với người lớn

Lactose còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường và đặc biệt rất có lợi với cho tiêu hóa.

Đối với trẻ em

Đường lactose là một trong những loại đường cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Đường galactose sau khi được phân tách ra từ lactose, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mô não và hệ thần kinh trẻ ở những năm tháng đầu đời.

Galactose khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành glucose. Nó đóng vai trò quan trọng trong một số cấu trúc chứa năng như: thành tế bào (protein + galactose –> glycoprotein), đường lactose (glucose + galactose), glycolipid (galactose + lipid–>phân tử nhóm máu).

Galactose có thể liên kết với glucose để tạo ra đường sữa (trong sữa mẹ), với lipit để tạo ra glycolipids (ví dụ, các phân tử cấu thành nhóm máu A, B và AB) hoặc protein để tạo ra glycoprotein (ví dụ, trong màng tế bào).

Lactose hỗ trợ cho sự hấp thu canxi để phát triển hệ xương khớp, hấp thu phốt pho cho sự hình thành và phát triển não bộ của trẻ.

Vai trò nổi bật của lactose với trẻ là hỗ trợ cho sự phát triển của lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, giúp thành niêm mạc ruột khỏe mạnh.

Những triệu chứng liên quan đến lactose

Dị ứng sữa

Dị ứng sữa là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với sữa và các sản phẩm có chứa sữa. Đây là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em. Sữa bò là nguyên nhân thông thường gây dị ứng sữa, nhưng sữa từ cừu, dê, trâu và các động vật có vú khác cũng có thể gây ra phản ứng tương tự.

Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm khò khè, nôn mửa, nổi mề đay và các vấn đề tiêu hóa khác.

Lactose intolerance (bất dung nạp lactose)

Một dị ứng sữa thực sự khác với không dung nạp protein sữa và không dung nạp lactose. Bất dung nạp lactose không hề liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của không dung nạp protein sữa hoặc không dung nạp đường sữa bao gồm các vấn đề về tiêu hóa, như đầy hơi hoặc tiêu chảy sau khi tiêu thụ sữa hoặc các sản phẩm có chứa sữa.

Đường lactose có trong thực phẩm nào?

Lactose hay còn gọi với cái tên quen thuộc là đường sữa thường được tìm thấy trong:

Sữa: sữa của dê, sữa bò, sữa mẹ…

Các sản phẩm từ sữa như: phomat, sữa chua, kem, bơ, kẹo sữa, bánh quy…

Sữa free lactose (sửa không đường lactose)

Sữa không chứa lactose là một sản phẩm sữa có chứa lactase, một loại enzyme giúp phá vỡ đường sữa. Bạn có thể sử dụng sữa không đường thay thế sữa thông thường trong bất kỳ công thức nấu ăn nào, vì nó có cấu hình, kết cấu và thành phần dinh dưỡng gần như giống nhau.

Mặc dù sữa free lactose có thể là một lựa chọn thay thế tốt cho sữa thông thường đối với người dị ứng sữa, nhưng nó có thể không phù hợp với tất cả mọi người vì nó vẫn là một sản phẩm sữa.

Đối với những người bị dị ứng sữa, tiêu thụ sữa không có đường sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay và nôn mửa.

Ngoài ra, vì nó được sản xuất từ ​​sữa bò, nên nó không phù hợp với những người theo chế độ ăn thuần chay.

Cuối cùng, những người chọn thực hiện chế độ ăn kiêng không có sữa vì lý do cá nhân hoặc liên quan đến sức khỏe nên tránh cả sữa thường và sữa không đường lactose.

Tham khảo:


  1. thinkusadairy.org/vi-vn/home/products/lactose/lactose-categories
  2. Lactose, Evolutionary Role, Health Effects, and Applications. Edit by: Marcel Paques and Cordula Lindner
  3. greenvalleylactosefree.com/lactose-intolerance/resources/what-is-lactose
  4. healthline.com/nutrition/lactose-intolerance-101
  5. healthline.com/nutrition/lactose-free-milk
Chia sẻ điều này:

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*